Rèn luyện phục hồi sức khỏe sau COVID-19 như thế nào? 

Rèn luyện phục hồi sức khỏe sau COVID-19 như thế nào? 
Sau khi bị nhiễm COVID-19 sức khỏe của chúng ta yếu đi rất nhiều. Với những người có thói quen tập luyện thể dục thể thao đôi khi cũng cảm thấy mệt mỏi và không muốn tập thể dục trở lại. Còn đối với người chưa từng tập thể dục, thể thao thì chắc hẳn sẽ rất mệt mỏi. Tuy nhiên chúng ta nên tập các bài tập luyện nhẹ nhàng để rèn luyện phục hồi sức khỏe sau COVID-19. Cùng tìm hiểu với AGURI ngay sau đây.

1. Các giai đoạn rèn luyện phục hồi sức khỏe 

Rèn luyện phục hồi sức khỏe sau COVID-19 như thế nào? 
Dịch bệnh COVID-19 làm cho phổi bị viêm, xơ hóa nên chức năng hô hấp và chức năng khác bị giảm đi dẫn đến việc thiếu oxy. Đây là một trong những lý do sau khi được xác định khỏi bệnh bằng các xét nghiệm test nhanh, PCR SARS-CoV-2 âm tính nhưng bệnh nhân vẫn cảm thấy khó thở dẫn đến mệt mỏi, ảnh hưởng đến cả khả năng vận động, sinh hoạt thường ngày.
Sau khi khỏi bệnh, có những bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, tức ngực, lười ăn uống, không muốn vận động.
Chúng ta tạm gọi đây là hội chứng “COVID kéo dài” với tỉ lệ trên 10% các trường hợp mắc COVID. Chính bởi vậy, sau khi mắc COVID người bệnh nên tập vật lý trị liệu (tập tăng cường thể lực và tập hô hấp để phổi được phục hồi, gia tăng khả năng gắng sức, gia tăng chất lượng cuộc sống sau COVID), đây là hoạt động rất quan trọng.
Sau khi khỏi COVID, được xuất viện, hết cách ly, chúng ta nên đánh giá được tình trạng bệnh nhân trước khi lên kế hoạch tập luyện.
Bệnh nhân có diễn tiến bệnh càng nặng như sau thở HFNC hay thở máy thì việc tập luyện sẽ khó khăn, cần bài bản và kiên trì hơn.
Bệnh nhân thể lực yếu, mệt mỏi, chán ăn, chưa thể trở lại cuộc sống bình thường cần kiên nhẫn trợ giúp bệnh nhân tập thở, tập vận động thể lực tùy vào sức của từng bệnh nhân.
Không nên gắng sức khi tập, phải chọn bài tập phù hợp với thể trạng của người bệnh. Ví dụ như các bệnh nhân cao huyết áp chú ý cẩn thận với các bài tập tay và chọn tập phần chân nhiều hơn.

2. Việc rèn luyện phục hồi sức khỏe cần phải cẩn trọng

Rèn luyện phục hồi sức khỏe sau COVID-19 như thế nào? 
Trên thế giới, thông qua các bản tin, chúng ta đã được nhiều câu chuyện về sự hồi phục phi thường của các ngôi sao thể thao sau khi mắc COVID-19. Họ ra sân thi đấu chỉ sau vài ngày mắc bệnh. Tuy nhiên chúng ta không nên vì thế mà những người tập luyện thể thao thường xuyên hoặc chuyên nghiệp có thể chủ quan.
Bác sĩ Marie Schaefer của Bệnh viện Cleveland (Mỹ) đưa ra khuyến cáo về thời hạn 10 ngày tuyệt đối không tập thể thao sau khi dương tính với COVID-19. “Nếu không có triệu chứng, thời hạn 10 ngày sẽ được tính từ khi bạn có kết quả xét nghiệm dương tính. Còn nếu có triệu chứng và khá nặng, bạn nên được bác sĩ đánh giá tình hình trước khi tập luyện trở lại”.
Theo bác sĩ Schaefer, việc tập thể thao trở lại nên được thẩm định kỹ càng với những người đã mắc COVID vì nguy cơ viêm cơ tim. Vì vậy, việc tập thể thao cần phải kỹ càng để đề phòng các rủi ro.
Bác sĩ Schaefer khuyên các VĐV đã mắc COVID nên dừng ngay việc tập luyện nếu cảm thấy một trong các triệu chứng đau ngực, tim đập nhanh, cảm thấy lâng lâng, chóng mặt, khó thở, sưng ở tứ chi…
Đó là những lưu ý mà chúng ta cần nhớ để có thể lên kế hoạch tập luyện phù hợp cho bản thân và các thành viên trong gia đình.

3. Một số bài tập có thể áp dụng rèn luyện phục hồi sức khỏe sau COVID-19

Rèn luyện phục hồi sức khỏe sau COVID-19 như thế nào? 
Rèn luyện phục hồi sức khỏe sau COVID-19 như thế nào? 
– Tập gia tăng thể lực: Đi bộ nhẹ nhàng tại chỗ hoặc trên các thiết bị máy chạy bộ. Đứng lên ngồi xuống, tập với tạ hay vật cầm tay có trọng lượng từ 0,5 – 2kg… tùy vào sức của bản thân mà chọn các hình thức tập luyện phù hợp.
– Tập thở: Thở mím môi, thở cơ hoành, tập mạnh cơ hô hấp, thở ngực kết hợp tay… các bài tập này sẽ giúp cải thiện nhịp thở, lâu dần hạn chế việc hụt hơi khi nói.
Hít sâu vừa phải – Giữ hơi thở 3-5 giây – Thở ra nhẹ nhàng thả lỏng.
Nguồn tin, tham khảo: Báo Tuổi trẻ
>>> Tham gia hội nhóm Tập Ngay Đi để cập nhật các bài tập hay, tốt cho sức khỏe và vóc dáng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Block "blog-single-post-related-post" not found